-
2 Bánh Bèo Gạo Lứt -Thực Dưỡng- Ăn Kèm Với Đậu Phộng- THUCDUONGTHANTHIEN.COM
-
3 Bánh bột lọc chay thực dưỡng làm từ bột sắn dây.
-
4 Bánh Bột Mì Lứt, Gấc Và Bơ Hạt Điều Bẻ Đôi - Thực Dưỡng
-
5 Bánh Canh Gạo Lứt -Thực Dưỡng
-
6 Bánh chuối hấp -Thực Dưỡng
-
7 Bánh Chuối Rán -Thực Dưỡng- MÓN ĂN THỰC DƯỠNG NGON, ĐƠN GIẢN
-
8 Bánh Nướng Khoai Mì, Đậu Xanh-Thực Dưỡng-- MÓN ĂN THỰC DƯỠNG NGON, ĐƠN GIẢN
-
9. Thử làm Bánh Chuối hấp bằng bột Sắn dây với bếp Nghiệp Dư nhé !
-
10 Bánh Tráng Gạo Lứt Cuộn Cơm - MÓN ĂN THỰC DƯỠNG NGON, ĐƠN GIẢN
-
11 Bắp Cải Nhúng Tamari - MÓN ĂN THỰC DƯỠNG NGON, ĐƠN GIẢN
-
12 Bí quyết nấu món ngon THỰC DƯỠNG NGON, ĐƠN GIẢN
-
13 Bún Và Nước Hầm Các Loại Củ- MÓN ĂN THỰC DƯỠNG NGON, ĐƠN GIẢN
-
16 Cà Rốt, Khoai Tây, Bí Đỏ Kho Phổ Tai - MÓN ĂN THỰC DƯỠNG NGON, ĐƠN GIẢN
-
17 CANH MISO BÍ ĐỎ- MÓN ĂN THỰC DƯỠNG NGON, ĐƠN GIẢN
-
18 Cơm Chiên Thập Cẩm, Gạo Lứt Trắng - MÓN ĂN THỰC DƯỠNG NGON, ĐƠN GIẢN
-
19 Cháo Thập Cẩm- MÓN ĂN THỰC DƯỠNG NGON, ĐƠN GIẢN
-
20 Chè Bắp Chân Như- MÓN ĂN THỰC DƯỠNG NGON, ĐƠN GIẢN
-
21 Chè Bổ Nhan Chân Như- MÓN ĂN THỰC DƯỠNG NGON, ĐƠN GIẢN
-
22 Chè Chuối Khô Với Bột Sắn, Hạt Chia - MÓN ĂN THỰC DƯỠNG NGON, ĐƠN GIẢN
-
23 Đậu Hủ Xã Làm Từ Đậu Gà- MÓN ĂN THỰC DƯỠNG NGON, ĐƠN GIẢN
-
24 Đậu phụ + Đậu phụ xào gấc- MÓN ĂN THỰC DƯỠNG NGON, ĐƠN GIẢN
-
25 Gia Vị Rắc Cơm Bằng Đậu Phộng, Mè Vàng, Rong Biển -- MÓN ĂN THỰC DƯỠNG NGON, ĐƠN GIẢN
-
26 Miến Xào Chay Ngon- MÓN ĂN THỰC DƯỠNG NGON, ĐƠN GIẢN
-
27 Món Lẩu Chân Như- MÓN ĂN THỰC DƯỠNG NGON, ĐƠN GIẢN
-
28 Nước Sốt Miso Vàng Nhật, Ngon Ơi Là ngon!- MÓN ĂN THỰC DƯỠNG NGON, ĐƠN GIẢN
-
29 Phổ Tai Kombu, Đậu Hủ Chiên Nước Mắm -- MÓN ĂN THỰC DƯỠNG NGON, ĐƠN GIẢN
-
30 Phở Chay- MÓN ĂN THỰC DƯỠNG NGON, ĐƠN GIẢN
-
31 Phở Gạo Lứt Xào- MÓN ĂN THỰC DƯỠNG NGON, ĐƠN GIẢN
-
32 Sâm Bổ Lượng, Thanh Mát Cho Ngày Hè -Chè Dưỡng Sinh -- MÓN ĂN THỰC DƯỠNG NGON, ĐƠN GIẢN
-
33 Sữa dưỡng sinh- MÓN ĂN THỰC DƯỠNG NGON, ĐƠN GIẢN
-
34 Xôi vò gạo lứt- MÓN ĂN THỰC DƯỠNG NGON, ĐƠN GIẢN
-
35 Bánh Pizza -Thực Dưỡng-Theo Phong Cách Của Ta Hahaha.- MÓN ĂN THỰC DƯỠNG NGON, ĐƠN GIẢN
Thực dưỡng thân thiện CHIA SẺ MỘT SỐ CÁCH LÀM MÓN ĂN THỰC DƯỠNG DỄ LÀM
1/ Cách Làm Bánh Chuối Hấp Bột Mì Nguyên Cám -MÓN NGON THỰC DƯỠNG DỄ LÀM
Công thức này dành cho các bạn muốn ít ngọt, và lười như mình ? Điểm khác biệt là bánh dùng bột mì thay vì bột năng như bánh truyền thống, giàu chất xơ hơn khi ăn không bị lên đường mạnh. Bánh truyền thống ăn sẽ dễ bị “xỉn đường”
Nguyên liệu:
4 cup bột mì lứt hữu cơ (Bob’s Red Mill)
3 cup sữa gạo lứt lọc xác
5 trái chuối sứ chín mềm
1 nhúm baking soda (có thể bỏ qua)
1 nhúm muối biển
Cách làm:
- Xay hoặc bóp nát 3 trái chuối.
- Trộn bột mì, sữa gạo lứt, muối biển và baking soda chung với chuối xay thành hỗn hợp sệt.
- Cho vào khuôn, cắt 2 trái chuối còn lại đặt lên mặt bánh và hấp tới khi chín.
- Sau khi đun sôi nước trong xửng hấp thì đặt khuôn bánh vào và hấp bánh trong khoảng 20 – 25 phút. Lưu ý là trong quá trình hấp bạn nên thỉnh thoảng mở vung nồi và lau hơi nước đọng trên vung nồi, điều này sẽ giúp bề mặt bánh đẹp do không bị nước rên vung nhỏ xuống làm rỗ mặt bánh. Khi bạn cắm 1 cây tăm vào giữa bánh mà lúc rút ra tăm không còn dính bột là món bánh chuối đã chín.
- Chờ khi bánh chuối nguội, lấy bánh ra khỏi khuôn và cắt thành những miếng vừa ăn, để ra dĩa.
Táo bạo hơn thì ăn với ít nước cốt dừa, có chơi có chịu ? (bánh mình khè mặt 1 tí cho có cá tính)
NGUYÊN LIỆU-MÓN NGON THỰC DƯỠNG DỄ LÀM
1 cup lưng gạo koji (65g)
2 cup gạo nếp trắng (hoặc 1 nếp – 1 gạo bán lứt, hoặc 2 gạo bán lứt)
4 cup nước
CÁCH LÀM- MÓN ĂN THỰC DƯỠNG
- 1Cho gạo khô và nước vào nồi nấu thành cháo đặc. Chọn chế độ “PORRIDGE/CONGEE” nếu có.
- 2Sau khoảng 2h cháo chín, lấy lòng nồi ra cho nguội bớt. Dùng nhiệt kế kiểm tra nhiệt độ đến 60°C thì cho mốc gạo koji vào trộn đều (dùng tay chà nhẹ cho koji tơi trước)
- 3Cho lòng nồi vào trở lại nồi cơm, bật chế độ KEEP WARM/ EXTENDED để ủ ở nhiệt độ 55-60°C. Dùng khăn giấy hoặc khăn mỏng phủ lên chứ không đóng nắp nồi vì nhiệt sẽ lên cao làm chết mốc. Mẻ gạo sẽ dần mềm lỏng ra.
- 4Sau 8h ủ amazake đã ngọt thơm và có thể dùng. Nên đảo trộn sau 4h ủ để lên men đều. Dùng ấm hoặc nguội với một ít gừng mài.
- 5Bảo quản trong tủ lạnh dùng trong vòng 1 tuần
Công thức trên chỉ mang tính định hướng. Tỉ lệ gạo trắng hay lứt/ nước / mốc koji có thể thay đổi tùy theo độ ngọt mong muốn
Nếu nấu cơm quá đặc, có thể cho thêm nước sau (khi còn nóng) nếu cần –MÓN ĂN THỰC DƯỠNG
THỬ NGHIỆM VỚI NGŨ CỐC KHÁC –MÓN NGON THỰC DƯỠNG DỄ LÀM
Thay gạo nếp bằng Kê hoặc Yến Mạch vẫn ngon. Đặc biệt yến mạch có vị béo ngậy, hợp với bột quế hơn gừng.
2/ – CÁCH LÀM GỎI CUỐN BÚN LỨT VÀ NƯỚC CHẤM ĐƠN GIẢN TẠI NHÀ: –MÓN NGON THỰC DƯỠNG DỄ LÀM
– Bún lứt ngâm nước 20 phút. Vớt ra cho ráo nước. Đem đi hấp cách thủy độ 5 phút là bún chín.
– Nhân cuốn có thể là các loại củ xào khô: củ sắn, củ cà rốt, củ su hào, chả hay đầu hủ ráng vàng,,,, kèm với ít rau thơm.
– Nước chấm rất đa dạng: Muốn đơn giản nhất thì lấy nước tương tamari chấm. Muốn ngon hơn dùng nước chấm bơ mè, bơ đậu phộng, nước chấm thơm, tương hạt cổ truyền,,,,
+ Cách làm nước chấm bơ mè: Mua bơ mè về hòa tan với nước với lượng vừa đừng lỏng quá, cho nước tương tamari hoặc tương miso có thể cho vào thêm ít mạch nha tạo vị ngọt, có thể thêm muối. Tất cả đun sôi, niêm vừa ăn là được.
+ Nước chấm bơ đậu phộng: Nếu có đậu phộng rang ở nhà thì quá tốt, khỏi đi mua bơ đậu phộng. Lấy đậu phộng rang xay chung với lượng nước vừa phải thật mịn, có thể dùng cái rây mịn để lượt lại. Cách nấu như nước chấm bơ mè.
+ Nước chấm thơm: thơm băm nhỏ xào với dầu và ít muối để khử âm tính của thơm. Rồi cho vào nước tương tamari hoặc nước mắm chai.
+ Các bạn có thể tham khảo các đầu sách về nghệ thuật nấu ăn quân bình nhé!! Cũng như các bài trợ phương trị bệnh nhanh: Cảm, sốt, tiêu chảy, đau bụng, ăn không tiêu, nhứt đầu, mệt mỏi,,,,,,có trong các tập sách bằng vài loại thảo mộc đơn giản.
–MÓN ĂN THỰC DƯỠNG
3/ món ăn giúp lấy lại quân bình cho người Tiểu đường –MÓN NGON THỰC DƯỠNG DỄ LÀM
– 1/2 chén xích tiểu đậu (loại đậu hạt nhỏ, hơi dẹp, màu đỏ, không sử dụng loại hạt
đậu đỏ tròn).
– 1 miếng phổ tai 3cm x 3 cm.
– 2 chén nước.
– 2 chén bí rợ.
– 1gr muối biển.
* Cách làm:–MÓN ĂN THỰC DƯỠNG
1. Ngâm đậu, lượm bỏ những mãnh vụn, hạt đậu đá xen lẫn.
2. Rửa sạch đậu và phổ tai, ngâm vào 2 chén nước trong nước 5 giờ đồng hồ.
3. Đem nấu với lửa cao.
4. Nước cạn bớt thì thêm vào 1 chén nước nữa giảm lửa thấp rồi nấu tiếp trong
khoảng 1 giờ đồng hồ cho đậu mềm (Nếu nước cạn hết thì thêm nước để tránh cháy khét).
5. Cho muối và bí rợ vào nấu cho đến khi bí mềm.
6. Dùng đũa khuấy đều cho thành một hổn hợp nhừ.
7. Ăn khi nóng vừa.

Súp cá chép bổ dưỡng ––MÓN NGON THỰC DƯỠNG DỄ LÀM
Súp cá chép thực dưỡng có nguồn gốc từ Nhật Bản được gọi là Koi Koku, một loại canh tẩm bổ giàu dinh dưỡng cho những ai có thể trạng yếu, thấy mệt mỏi tiều tụy hay thiếu năng lượng. Nó được xem như một món hầm xương (bone stock) cùng thể loại với kiểu như Gà Tiềm Thuốc Bắc của Trung Quốc có lợi cho hệ miễn dịch. Nhưng giữa gà với cá thì trong thời đại này cá nên ưu tiên hơn. Đây thực chất là canh súp Miso nấu với cá chép và rau củ như ngưu bàng và cà rốt. Vậy đâu là điểm đặc biệt của món, phải chăng nằm ở cách hầm thật lâu cho đến khi xương cá rục đi?
Các sách về thực dưỡng thường giới thiệu loại canh này cho những bệnh nhân ung thư (đặc biệt là ung thư máu) đau yếu, những ai đang phục hồi sau phẫu thuật hay sản phụ vừa sanh xong vì nó giúp cung cấp sữa mẹ dồi dào. Dù vậy nó cũng được dành cho người có thể trạng yếu ớt hay thiếu sức sống, kể cả người thiếu máu, nhất là phụ nữ.
Cần ghi nhớ rằng độ tươi của cá, loại Miso sử dụng và các yếu tố khác sẽ đều ảnh hưởng đến hương vị sau cùng. Tốt nhất là bạn không nên cất cá vào tủ lạnh hay trữ trong tủ đông mà nên bắt tay vào nấu nướng ngay khi vừa mua. Tương tự với Miso, hãy dùng loại ngon và chất lượng. Hầu hết các sách thực dưỡng khuyến khích dùng loại Hatcho chưng cất 3 năm thường có vị đậm nồng kén người ăn. Loại này khá ‘nặng đô’ nên tốt hơn hết là thưởng thức loại nhẹ nhàng vừa phải thay vì cứ cố nuốt lấy thứ gì đó bởi vì cho rằng nó tốt. Như đã đề cập bên trên, Hatcho thường có vị đậm nồng không thích hợp cho xứ nóng nên hoàn toàn không cần thiết và thích hợp để sử dụng trừ khi tình trạng sức khỏe của người bệnh rất kém.
Đi chợ chọn mua nguyên liệu nào! ––MÓN NGON ĂN THỰC DƯỠNG

– 1 con cá chép – nếu có thể, hãy chọn mua cá chép cái có trứng và còn sống là tốt nhất. Nếu không có cá chép thì thay bằng cá nước ngọt cỡ vừa.
– Củ ngưu bàng và cà rốt – dùng tối thiểu một lượng tương đương với trọng lượng cá. Chẳng hạn, nấu cá chép nặng 1 kg thì cho vào 1 kg ngưu bàng và cà rốt cộng lại (mỗi thứ 500g). So với mùi vị có tính mộc hay thảo dược từ củ ngưu bàng thì cà rốt cho hương vị thơm ngon hơn. Tuy nhiên, ngưu bàng có tác dụng tráng kiện, tăng cường thể chất nên người dùng dựa vào nhu cầu mà quyết định sử dụng nhiều hay ít

– Một vốc tay trà cọng bancha (nên dùng loại trà cọng đã đun nước một lần, sẽ đỡ làm đắng hơn, trà giúp cá mau rục xương)
– Tương Miso – dùng loại miso lúa mạch (mugi miso) 2 năm màu nâu, nếu ở vùng nhiệt đới, vị ngon hơn. Còn xứ hàn đới nên dùng loại hatcho 3 năm; hay còn gọi là miso đen; để có hương vị đậm đà và hiệu quả mạnh hơn. Ở Việt Nam không hiểu sao loại Hatcho miso này rất phổ biến (?) mặc dù mùi vị kém xa Mugi miso.
– Một ít gừng bào
– Hành lá / lá ngò tươi / hẹ Tây / các loại rau mùi trang trí khác
–MÓN ĂN THỰC DƯỠNG
Xắn tay áo, mang tạp dề vào bếp ngay thôi!
– Hãy yêu cầu người bán mổ cá và loại bỏ nội tạng bên trong, chừa lại phần đầu, vảy, vây, đuôi và xương cá. Sách thực dưỡng cũng hướng dẫn bỏ luôn phần “xương vàng” của cá nhưng khá khó để xác định thực chất đây là phần nào.
Lưu ý: kể cả khi đã giết và loại bỏ ruột bên trong thì trường hợp cá giẫy thêm vài phút vẫn có thể xảy ra. Để không rơi vào tình trạng này và thuận tiện việc chế biến, ta có thể yêu cầu người bán chặt cá thành từng khúc.–MÓN ĂN THỰC DƯỠNG
– Dùng bàn chải chà sạch ngưu bàng và cà rốt, không làm bong tróc hay lột vỏ. Dùng dao xén từng lát như gọt đầu bút chì hoặc cắt thành đoạn dài cỡ que diêm. Sau đó, lập tức ngâm ngưu bàng vào nước muối pha loãng để tránh xỉn màu, thâm đen.
– Cho cá chép vào đáy nồi áp suất lớn, phủ cà rốt và ngưu bàng đã gọt bên trên, đổ nước ngập mọi thứ nhưng lưu ý lượng nước không vượt quá 2/3 nồi.

– Bó các cọng trà trong một tấm vải mùng (loại vải rất mỏng nhưng không thưa, có thể dùng loại khăn lau mặt cho trẻ sơ sinh) rồi cho vào nồi, nếu không có thì dùng chỉ cột lại, tiếp đó là các nguyên liệu còn lại.
– Nấu đến khi sôi. Đậy nắp và hạ nhỏ lửa khi áp suất tăng, tiếp tục nấu khoảng 1 tiếng rưỡi – 2 tiếng. Khi đã đủ thời gian, đợi nguội cho nhiệt độ giảm bớt rồi hãy mở nắp.–MÓN NGON ĂN THỰC DƯỠNG
– Và đây là một lượng lớn canh cá chép dùng cho nhiều lần. Bạn chia nhỏ thành từng phần và có thể cho vào tủ lạnh trữ khoảng 1 tuần tất cả những phần chưa dùng đến.–MÓN NGON ĂN THỰC DƯỠNG
– Khi ăn một phần súp, bạn múc ra độ 3 muỗng canh nước súp cho vào chén nhỏ, hoà tan với một muỗng cà phê Miso để có độ mặn vừa ăn. Cho ngược hỗn hợp này vào lại phần súp trước đó và để lửa riêu riêu khoảng 3 phút – tuyệt đối không làm sôi hỗn hợp. Đây là bước quan trọng vì ninh nhỏ lửa giúp ngăn Miso dậy men mà vẫn giữ được những vi khuẩn có lợi của nó.
– Bào ít gừng và vắt lấy nước cho vào nồi súp. Khi ăn, cho vào hành lá, ngò rí hay các loại rau mùi cắt nhỏ. Thưởng thức!

Kinh nghiệm thực tế cho thấy, người yếu mệt, cảm sốt, lạnh…dùng canh này vào thấy ép phê tức thời (nóng lên). Nếu bình thường vốn đã khỏe thì ăn vào chưa chắc thấy gì, nhưng khi lâm nguy sẽ thấy sự lợi hại của cá chép. Tính bồi bổ của nó mạnh hơn các món khác như canh dưỡng sinh, tekka, mơ muối…tuy nhiên do quá ngon và hiệu quả nên dễ ăn lố, sẽ bị NGỨA hoặc dị ứng nếu lâu ngày ít ăn đông vật. Nếu muốn an toàn thì chỉ nên dùng nước súp thôi đừng ăn cái vội. Khi ăn hãy tỏ lòng biết ơn đến con cá, đã hi sinh mạng sống của mình để cứu ta, cũng như tri ân người nấu, người đăng cái bài bạn đang đọc lên đây thì càng tốt